Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Di tích danh thắng Yên Tử đã từng được đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành từ hơn 700 năm trước. Đây cũng là nơi xuất phát của dòng Thiền phái Trúc Lâm với 3 vị tổ: Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Danh thắng Yên Tử từ lâu được các thế hệ, người dân xem là vùng đất Phật của Việt Nam.
Ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mùa lễ hội tại núi thiêng Yên Tử chính thức khai mạc, với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc và phần nghi lễ đậm đà bản sắc dân tộc.
Khu di tích Yên Tử cách Hà Nội 125 Km. Hãy Cùng Du Lịch Hoàng Nam khám phá và trải chương trình du lịch yên tử 2 ngày 1 đêm. Được khởi hành ghép đoàn hàng ngày cho nhóm từ 01 khách trở lên.



Ngày 01: Du Lịch Hà Nội - Chùa Đồng Yên Tử ( Bao Gồm, Ăn 


, Tối )


08h00: Xe đón quý khách tại văn phòng Số 5C Phố Lương Ngọc Quyến - Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoặc tại Nhà Hát Lớn khởi hành đi tour du lịch lễ hội Yên Tử.

11h30: Quý khách tới chân núi Yên Tử. Quý khách dùng bữa trưa tại Nhà Sàn với những món ăn đặc sản mang đậm hương vị Yên Tử.


13h00: Hướng dẫn viên đón quý khách tại nhà sàn Tùng Lâm, chỉ 10’ ngồi cáp treo quý khách có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh rừng đại ngàn Yên Tử. Hướng dẫn viên đưa quý khách lên thăm quan tháp Tổ (nơi lưu giữ xá lợi phật Hoàng Trần Nhân Tông), chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, Quý khách đến nhà ga cáp treo để đi tiếp hệ thống cáp thứ 2 lên chiêm bái Tượng An Kỳ Sinh, Bia Phật. (Cáp treo 2 chiều chi phí tự túc)


15h00: Quý khách thăm quan chùa Đồng Yên Tử (nằm ở độ cao 1068m so với mặt nước biển) lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh đại ngàn Yên Tử từ trên đỉnh núi .

16h00: Hướng dẫn viên đưa quý khách đi bộ xuống thăm quan chùa Vân Tiêu, Tháp Vọng Tiên Cung, thác Vàng và sau đó trở về nhà ga cáp treo Hoa Yên, Quý khách trở lại Nhà Sàn Tùng Lâm.


18h30: Quý khách dùng bữa tối tại Nhà Sàn Tùng Lâm.Sau bữa tối quý khách nghỉ ngơi tự do thăm quan khu du lịch Yên Tử



Ngày 02: Du Lịch Yên Tử - Du Thuyền Vịnh Hạ Long ( Bao gồm,Ăn Sáng,Trưa )



07h30: Sau bữa sáng tại Nhà Sàn, Hướng dẫn viên đón khách và đưa Qúy khách đi thăm quan Cầu Ðá, nhà Thủy Đình, Chùa Giải Oan.


09h00: Quý khách trả phòng, xe đón quý khách thăm quan Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (một trong những thiền viện lớn nhất miền Bắc )


11h00: Xe đưa Quý khách ra ngã 3 dốc đỏ. Quý khách tiếp tục lên xe theo hành trình tham quan Hạ Long


12h15: Quý khách lên du thuyền Hạ Long và dùng bữa trưa trên du thuyền với các món hải sản và thực phẩm theo mùa. Quý khách vừa thưởng thức bữa ăn vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vịnh Hạ Long - kỳ quan của thiên nhiên thế giới.


13h30: Sau khi ăn trưa, Quý khách tiếp tục thăm quan cảnh làng Chài trên biển- thăm quan nơi nuôi trồng hải sản, thăm Động Thiên Cung đệ nhất động,lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết về cảnh quan và sự tích cảnh vật nơi đây - Đây là một trong những hang động đẹp nhất của vịnh đã làm đắm say biết bao nhiêu du khách khi đặt chân đến Hạ Long, ngắm nhìn hòn Chó Đá, Đỉnh Hương, hòn Gà Chọi.- biểu tượng của vịnh Hạ Long.


17h00: Du Thuyền đưa Quý khách về bến, Xe ô tô sẽ đón quý khách trở về Hà Nội, trên đường về dừng chân ghé qua Hải Dương nghỉ ngơi và mua những đặc sản nổi tiếng ở nơi đây như: bánh đậu xanh, bánh gai, bánh khảo…..về làm quà cho người thân và gia đình


20h30 : Về đến Hà Nội, chia tay Quý khách, kết thúc chương trình. Du Lịch Yên Tử - Hạ Long 2 Ngày 1 đêm.

Hà Nội, Nổi tiếng với 36 phố phường và các làng nghề cổ, Đến mới tour du lịch Làng Cổ Đường Lâm du khách sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị không thể quên.


     Làng cổ Đường Lâm: là một trong những quần thể kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa của Việt Nam, ngôi làng được biết đến là làng cổ nhất ở miền Bắc với lịch sử hơn nghìn năm phát triển. Để vào làng cổ, du khách sẽ đi qua cánh cổng được làm bằng gỗ đặc trưng của làng quê bắc bộ với mái cổng được lợp mái cong. Làng có cấu trúc kín với một trục đường chính, từ đó tỏa đi khắp các ngõ ngách trong làng. Bao quanh làng là hệ thống ao, tạo nên phong cảnh hữu tình, đồng thời vào những ngày nắng nóng, hệ thống ao này chính là chiếc điều hòa giúp không khí trong làng trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Trong làng còn lưu giữ rất nhiều những ngôi nhà cổ được xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim, tạo nên vẻ cổ kính cho Đường Lâm.

     Đến với Đường Lâm, du khách còn được thưởng thức món tương bần - một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam và kẹo lạc. Tương bần ở Đường Lâm dùng để kho cá hoặc thịt sẽ tăng thêm hương vị bùi bùi, béo béo cho món ăn.
Cổng Làng Cổ Đường Lâm
Cổng Làng Cổ Đường Lâm

      07h00:  Xe và Hướng dẫn viên Của Du Lịch Hoàng Nam đưa du khách đi thăm quan Đường Lâm – Làng Việt cổ độc đáo trong không gian văn hóa xứ Đoài nơi sinh ra 2 vị vua nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

     09h00: Tới Đường Lâm. Quý Khách Chụp ảnh lưu niệm tại cây đa và cổng làng – một trong những cổng làng Việt truyền thống nổi tiếng nhất cả nước.Quý khách  vào thăm quan đình Mông Phụ trên 400 năm tuổi, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh và một trong số các ngôi nhà cổ - nơi các bạn có thể xem và chụp ảnh với cối xay lúa cổ, mua tương, mua Chè Lam và thưởng thức bữa trưa cơm trưa trong nếp nhà truyền thống được làm từ gỗ và đá ong.

     13h30:  Quý khách Đi thăm quan thêm một số ngôi nhà cổ nữa trên đường đi ra thăm quan chùa Mía – ngôi chùa nổi tiếng xứ Đoài.
Làng Cổ Đường Lâm
Làng Cổ Đường Lâm
      15h00: Từ chùa Mía quý khách lên xe đi tham quan Đình thờ Phùng Hưng, đến và lăng Ngô Quyền – ông tổ trung hưng của Dân tộc Việt Nam và dãy Duối nghìn năm tuổi – tương truyền nơi đây vua Ngô Quyền thường buộc voi cách nay hàng thiên niên kỉ.

     16h00:  Khở hành về Hà Nội. Kết thúc chương trình.

     Ninh Bình - Cố Đô Hoa Lư, mảnh đất mầu mỡ với những di sản, lịch sử lưu giữ qua nhiều triều đại, cùng với vẻ đẹp có một không hai mà nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Vì vậy, nơi đây, hình thành lên những khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Chắc hẳn ai cũng biết đến các khu danh thắng: Tràng An, Chùa Bái Đính, Rừng Cúc Phương, .... và ai cũng háo hức 1 lần được đến đây. Hãy cùng chúng tôi khám phá:

Tour  du lịch Bái Đính - Tràng An 1 ngày.


     Ninh Bình, gần đây đang thu hút rất nhiều du khách thăm quan du lịch đến với Chùa Bái Đính Và Khu du lịch Tràng An, là một quần thể danh thắng với hệ thống dãy núi đá vôi hàng triệu năm tuổi, trải qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, đã hình thành các thung lũng, hang động, hồ đầm, hệ sinh thái rừng ngập nước, và các di tích khác đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây, là nơi nhà nước Việt Nam xây dựng quần thể chùa Bái Đính, được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam, như chùa có diện tích lớn nhất, có tượng phật bằng đồng dát vàng to nhất và có hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á. Được kỳ vọng trở thành một di sản thế giới hỗn hợp với cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam! Chính vì vậy mà nơi đây cũng trở thành khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính - Ninh Bình


Ngày 01: Du Lịch Hà Nội - Chùa Bái Đính - Tràng An: ( Bao Gồm/ Ăn Trưa )


08h00: Xe và Hướng dẫn viên của du lịch Hoàng Nam đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Tour du lịch Tràng An Bái Đính Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 98km. Xe sẽ dừng nghỉ ngơi 15 phút tại phủ lý khách hàng tự túc ăn sáng trên đường.Quý khách tiếp tục hành trình tour du lịch Tràng An - Bái Đính !
Du lịch Tràng An
Du lịch Tràng An


10h30: Quý khách đến khu du lịch Chùa Bái đính - Khu du lịch Tràng An, Quý khách lễ phật cầu phúc cầu tài cầu bình an cho người thân tại chùa trong đó,Có  điện thờ Tam Thế và Hô Pháp,tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế Âm,
 
12h00: Xe đưa quý khách đi dùng bữa cơm trưa tại nhà hàng tại khu du lịch và thưởng thức các đặc sản của vùng núi Ninh Bình: Thịt Dê, cơm cháy (Có thực đơn chi tiết từng món và có đặt ăn chay nếu quý khách yêu cầu trước).

Du lịch chùa Bái Đính
Du lịch chùa Bái Đính




Buổi chiều : Thăm Quan Khu Du Lịch Tràng An


13h00: Xe và Hướng dẫn viên đưa quý khách tiếp tục hành trình thăm quan khu du lịch Tràng An,Quý khách lên đò (Đò có sức chứa 5 khách / 1 đò). Đò đi dọc theo dòng suối quý khách sẽ được chiêm ngưỡng 9 cái hang động có nhiều nhũ đá đẹp không kém những hang động ở vịnh Hạ Long.Khu du lịch bái đính Tràng an đã trở thành điểm hành hương và du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bến đò đưa khách thăm danh thắng Tràng An
Bến đò đưa khách thăm danh thắng Tràng An

16h30: Đò đưa quý khách về lại bến đò tràng an, Quý khách lên xe trở về Hà nội.

18h30: Xe đưa quý khách về lại điểm hẹn ban đầu,kết thúc chuyến thăm quan khu du lịch Chùa Bái Đính Tràng An đầy ý nghĩa về miền đất phật. Chia tay quý khách và hẹn gặp lại vào những chuyến du lịch gần nhất.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

 
     Trong không khí phấn khởi, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn 10 công trình xây dựng trọng điểm của tỉnh để gắn biển “Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020”. Có mặt trên những công trường thi công các công trình trọng điểm này, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động hăng say và niềm tự hào của những người thợ đang góp phần tạo nên dấu ấn cho sự kiện trọng đại của tỉnh và đất nước.






Đơn vị thực hiện dự án tuyến đường tâm linh kết nối di tích - danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) với khu di tích nhà Trần (TX Đông Triều) đang đẩy nhanh tiến độ thi công 20m hệ thống thoát nước tại thôn Năm Mẫu 1 (xã Thượng Yên Công).

Tăng tốc “về đích”

Một trong những công trình được tỉnh lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV là Công viên thể thao, vui chơi giải trí Hà Lan (phường Mạo Khê, TX Đông Triều). Đến nay, hầu hết các hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn thành. Đơn vị đang nỗ lực thi công lắp đặt những chiếc đèn chiếu sáng cuối cùng tại khu Nhà hát - hạng mục được thiết kế độc đáo, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, rộng khoảng 3.800m2, có sức chứa tới 3.000 người. Ông Trần Văn Viết, Giám đốc Công ty TNHH Hà Lan chia sẻ: Ngày 11-10, Công viên thể thao, vui chơi, giải trí Hà Lan sẽ được gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Do đó, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống đèn chiếu sáng sân khấu tại khu Nhà hát. Chúng tôi đã huy động tối đa đội ngũ cán bộ công nhân của đơn vị và đối tác thực hiện tăng ca để lắp xong 50 chiếc đèn chiếu sáng sân khấu đảm bảo an toàn, chất lượng, theo đúng tiến độ. Đơn vị cũng tăng cường dọn dẹp, trang trí khánh tiết trong công viên... để buổi lễ gắn biển công trình diễn ra thành công tốt đẹp.

Rời Công viên thể thao, vui chơi, giải trí Hà Lan, chúng tôi tới xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) - nơi có tuyến đường kết nối di tích -danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) với khu di tích nhà Trần (TX Đông Triều). Dự kiến, tuyến đường sẽ được gắn biển vào ngày 7-10. Tuyến đường này có chiều dài 3,9km, từ ngã tư Năm Mẫu (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) đến bãi đỗ xe chùa Hồ Thiên (TX Đông Triều), trải dài qua 4 thôn: Năm Mẫu 1, Năm Mẫu 2, Khe Sú 1, Khe Sú 2. Tuy đã giữa trưa, nhưng chúng tôi vẫn thấy một đội công nhân đang miệt mài thi công hệ thống thoát nước tại Km0+500 (thôn Năm Mẫu 1). Tiết trời cuối thu không còn nắng gay gắt, oi ả nhưng lưng áo những người công nhân vẫn ướt đẫm mồ hôi. Anh Nguyễn Trường Giang, công nhân Công ty CP đầu tư Thịnh Phát (đơn vị thi công) phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: “Khi biết tuyến đường sẽ được gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh - một sự kiện trọng đại của tỉnh, chúng tôi thấy rất vinh dự và xác định mỗi người cần phải nỗ lực hết sức để hoàn thiện công trình đúng tiến độ, đạt chất lượng. Hiện, 10 công nhân chúng tôi được cử ở lại để thi công 20m cuối cùng của hệ thống thoát nước thuộc thôn Năm Mẫu 1. Ngày gắn biển công trình đang tới gần, ai cũng quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, bởi thế mà nhiều khi mải làm quên cả giờ ăn trưa...”.

Công trình Trạm xử lý nước thải +25 Núi Nhện (phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả) do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV đầu tư cũng là một trong 10 công trình được chọn gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đây là công trình hạ tầng kỹ thuật đạt cấp III, có tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trích từ Quỹ môi trường tập trung của TKV. Trạm gồm các bể điều hoà, bể trung hoà và keo tụ, bể lắng tầm nghiêng, lọc mangan, bể phơi bùn và bể pha vôi được kết nối với nhau thông qua hệ thống ống dẫn DHPE D500 hoạt động theo công nghệ “lắng lọc sục khí và sử dụng hoá chất”. Trạm còn có các hạng mục đi kèm, như: Nhà điều hành, nhà che hoá chất, tuyến kè mương dẫn nước, cây xanh, hệ thống điện, bơm liên hoàn hiện đại. Khi hoàn thành, công suất của Trạm xử lý đạt 1.200m3 nước/h.



Trạm xử lý nước thải +25 Núi Nhện được gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Đến nay, công tác chuẩn bị để gắn biển cho Trạm đã được hoàn thành. Tuy vậy, các lãnh đạo chủ chốt của Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV đều có mặt tại Trạm để kiểm tra lần cuối. Anh Dương Ngọc Tu, Giám đốc Xí nghiệp Xử lý nước Cẩm Phả (Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV) phấn khởi cho biết: Chúng tôi vừa đến đề nghị UBND phường Cẩm Sơn phối hợp với đơn vị thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự cho ngày gắn biển công trình, chính quyền địa phương rất đồng tình ủng hộ. Đơn vị chúng tôi cũng chuẩn bị thi công rải đá, lu lèn khoảng 50m đường từ khu vực cầu suối 2 vào tới Trạm để đảm bảo con đường sạch đẹp trong ngày gắn biển...

Cho ngày nay, cho ngày mai...

10 công trình được gắn biển đều là những công trình ý nghĩa, thiết thực, tạo những điểm nhấn ấn tượng làm thay đổi diện mạo đô thị, đánh dấu những bước ngoặt trên chặng đường phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là: Công trình áp dụng công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng dàn mềm ZRY 20/30; công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo; đấu nối đường dây 110kV sau trạm biến áp 220kV Hải Hà phục vụ Trạm cấp điện Texhong Hải Hà; đường cao tốc nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng; tuyến đường kết nối di tích - danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) với khu di tích nhà Trần (TX Đông Triều); dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô; cảng du thuyền nhân tạo Tuần Châu - Vịnh Hạ Long; trạm xử lý nước thải +25 Núi Nhện; khu khách sạn nghỉ dưỡng biển cao cấp Vinpearl Hạ Long; công viên thể thao, vui chơi, giải trí Hà Lan.



Công ty TNHH Hà Lan huy động cán bộ, nhân viên, người lao động trong đơn vị thực hiện lắp đặt đèn chiếu sáng sân khấu tại khu Nhà hát.

Trong số những công trình ấy, Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô là một công trình thế kỷ đã mang đến cho những người dân trên đảo một cuộc sống sung túc hơn, tốt đẹp hơn. Dự án là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm, sự chung sức đồng lòng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong công cuộc xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, văn minh. Còn công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo là tâm huyết, nỗ lực, sáng tạo, phấn đấu, thi đua lao động sản xuất của tập thể cán bộ, công nhân đơn vị. Những bước tiến trong kỹ thuật khai thác than đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường về cả chất lượng và số lượng, đồng thời thể hiện sự phát triển của đơn vị nói riêng, của TKV nói chung. Tương tự, Khu khách sạn nghỉ dưỡng biển cao cấp Vinpearl Hạ Long đã tiếp tục đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh với những chính sách, cơ chế thuận lợi để mời gọi và thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Quảng Ninh.

Bước trên con đường liên thôn còn sáng màu bê tông mới, ông Lưu Ngọc Tiến (thôn Năm Mẫu 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) phấn khởi chia sẻ: Người dân ở các thôn Năm Mẫu 1, Năm Mẫu 2 chúng tôi trước đây có tiền cũng không dám xây nhà hay sắm sửa xe máy mới bởi đường sá nhỏ hẹp, trắng bụi về mùa khô, lầy lội về mùa mưa. Còn khi cây cầu Khe Cái còn là một đập tràn tạm bợ, cứ mùa mưa lũ đến là nhà dân ở xung quanh lại bị ngập lụt, cuộc sống đã khó lại càng khó thêm. Nhưng nay, khi tuyến đường được hoàn thành, khi cây cầu được xây mới, người dân chúng tôi đã “đổi đời” thực sự. Nhà báo thấy không, hàng loạt ngôi nhà cao tầng đang được khởi công xây dựng, nhiều gia đình còn mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch mang lại thu nhập ổn định, cuộc sống ngày một khấm khá, ai ai cũng vui mừng...

Đến khu vực suối cầu 2, phường Cẩm Sơn (TP Cẩm Phả) vào mỗi buổi chiều thường thấy cảnh người lớn thảnh thơi chơi cờ dưới bóng cây râm mát, lũ trẻ hồn nhiên nô đùa trước sân nhà. Bà Đàm Thị Măng vui mừng cho biết: Tôi sống ở đây cũng đã được hơn 40 năm rồi. Biết bao năm qua, nước thải của mỏ chảy qua đây luôn trong tình trạng đỏ vàng, nổi váng sắt, bốc mùi tanh hôi làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhưng từ ngày Trạm xử lý nước thải được đưa vào hoạt động, nước suối giờ đã trong hơn, không còn váng bẩn, người dân chúng tôi đã phần nào yên tâm hơn...

Nguồn: Báo Quảng Ninh

Quảng Ninh - Gắn biển chào mừng Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV

     Dự án du lịch: Tuyến đường hành hương, du lịch tâm linh kết nối Khu di tích Yên Tử ( thị xã Uông Bí) đến Khu di tích chùa Hồ Thiên – Ngọa Vân (thuộc Đông Triều) có tổng mức đầu tư khá lớn hơn 640 tỷ đồng, từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn khác. Do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh làm chủ đầu tư.

Khánh thành biển chào mừng Đại Hội Đảng Bộ tỉnh lần XIV
Khánh thành biển chào mừng Đại Hội Đảng Bộ tỉnh lần XIV

Các đại biểu gắn biển Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cho công trình


     Theo dự án Tuyến đường hành hương sẽ kết nối các khu du lịch Yên Tử (Uông Bí) - Hồ Thiên – Ngọa Vân (Đông Triều).

     Dự án này được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thi công đường từ ngã tư Nam Mẫu thuộc Khu di tích Yên Tử (TP Uông Bí) đến bãi đỗ xe chùa Hồ Thiên (TX Đông Triều).

Giai đoạn 1 : dự án được khởi công từ tháng 9/2013 với hợp đồng thi công trong 36 tháng. Chiều dài  tuyến đường là 18,5 km, nền đường khá rộng 9 m, với 2 làn xe rộng 6m với 84 cống bản, cống tròn và cống hộp, xây mới cầu Khe Trâm tại Km3+913 dài 72,1m. Theo thiết kế, công trình được xây dựng là đường bê tông, quy mô cấp III miền núi, tốc độ đạt 60km/h, do liên doanh 2 nhà thầu Công ty CP Đầu tư Thịnh Phát và Công ty TNHH Thành Dương thi công.
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh.
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh.

    Hoàn thành dự án có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần kết nối các khu di tích quốc gia của tỉnh, mở rộng quy mô dịch vụ du lịch nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tâm linh. Tại buổi lễ, Đồng Chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu đã nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của việc hoàn thành công trình được gắn biển Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và tầm quan trọng của dự án này. Đồng thời đồng chí cũng biểu dương Ban Quản lý Di tích lịch sử tỉnh, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng các công trình trọng điểm và các đơn vị thi công đã hoàn công trình trước thời hạn.

Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao bằng khen của UBND tỉnh
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao bằng khen của UBND tỉnh
     Tuyến đường hoàn thành không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là kết nối Khu di tích Yên Tử (Uông Bí) đến Khu di tích chùa Hồ Thiên – Ngọa Vân (Đông Triều), mà còn thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở những xã khó khăn mà tuyến đường đi qua như Thượng Yên Công, Tràng Lương của hai địa phương.
Thông xe tuyến đường hành hương kết nối Yên Tử (Uông Bí) - Hồ Thiên – Ngọa Vân (Đông Triều).
Thông xe tuyến đường hành hương kết nối Yên Tử (Uông Bí) - Hồ Thiên – Ngọa Vân (Đông Triều).

     Cũng nhân dịp này, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tặng bằng khen cho 6 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thi công dự án./.

Theo: Báo Quảng Ninh.
     Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới – Vịnh Hạ Long đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước của đất nước ta.  Vịnh Hạ Long được ví như Nam Châm hút du khách từ mọi châu lục về Việt Nam. Đến với Vịnh Hạ Long ngoài việc đi du thuyền thăm Vịnh, thăm những hang động thì Du khách có thể tham gia vào những hoạt động sau:

Du thuyền khám phá Vịnh Hạ Long
Du thuyền khám phá Vịnh Hạ Long

Tự chèo thuyền kayak ngắm Vịnh Hạ Long
     Đây là hình thức được nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế lựa chọn khi đến tham quan Vịnh Hạ Long đó là chèo thuyền kayak. Quý khách có thể chủ động chèo đến những nơi mình muốn, luồn lách qua những hang động, nhẩn nha ngắm trời mây Vịnh Hạ Long. Năm 2000, Vịnh Hạ Long được tạp chí National Geographic Adventures bầu chọn Vịnh Hạ Long là 1 trong 25 điểm du lịch chèo thuyền kayak hàng đầu thế giới.
Bãi biển Tuần Châu - Hạ Long
Bãi biển Tuần Châu - Hạ Long
Khám phá cuộc sống ngư dân
     Nếu như quý khách không chọn Kayak thì tour ngồi thuyền nan khám phá cuộc sống ngư dân các làng chài cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Mỗi thuyền nan chở được khoảng 4 khách. Người chèo đò là những ngư dân trong trang phục áo nâu, nón lá; những ngư dân sẽ đưa quý khách trải nghiệm.
Cảnh đẹp Hạ Long
Cảnh đẹp Hạ Long
Ngủ đêm trên Tàu thăm Vịnh
     Cũng là khám phá Hạ Long nhưng “sang” hơn chèo kayak và thuyền nan là tour ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long. Thông thường, hành trình của tour này kéo dài 2 ngày 1 đêm, với lịch trình tham quan các tuyến điểm nổi tiếng nhất hiện nay như động Thiên Cung, hòn Gà Chọi, Mê Cung, hang Sửng Sốt đảo Ti Tốp, hang Đầu Gỗ, vịnh Bái Tử Long…



Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016


     Yên Tử là khu du lịch Lễ Hội, du lịch tâm linh nổi tiếng nhất miền bắc Việt Nam, nơi đón hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, và đặc biệt thu hút lượng khách du lịch nước ngoài rất lớn. Nhưng thời gian lý tưởng để du lịch Yên Tử và đường đi như thế nào? 

Thời gian lý tưởng để đi du lịch Yên Tử:

     Nếu nhà bạn ở trong khoảng bán kính 100km thì bạn nên đi từ sáng sớm, vì đoạn đường 100km sẽ lấy đi khoảng hơn 4 tiếng chạy xe cả đi cả về. Leo núi cũng mất khoảng 6 tiếng, cộng thêm thời gian nghỉ ngơi, chụp ảnh, thắp hương, tham quan… nữa cũng đến 12 tiếng.

     Quan trọng không kém trong phần thời gian là ngày đi, nếu bạn thích chen nhau, ép mỡ nhau thì đi vào những ngày đầu năm (từ ngày 6/1 âm trở ra là bắt đầu mùa lễ hội). Chọn những ngày giữa tuần sẽ vắng hơn cuối tuần, đi tránh mùa lễ hội (tháng 1,2,3 âm) thì vắng người, đi cuối năm thì gần như chỉ có mình bạn thôi. Nếu bạn từng đi Yên Tử vào mùa lễ rồi mình khuyên bạn thử đi vào một ngày thật vắng người, bạn sẽ thấy một Yên Tử khác, đẹp hơn, yên bình hơn.

Đường đi du lịch Yên Tử - Đường Lên Yên Tử

     Có 2 cách đi phổ biến tới Yên Tử là xe máy hoặc ô tô (Nếu đi theo đoàn thì tốt nhất là nên thuê một chiếc xe đi cho chủ động, tiết kiệm được chi phí. Còn nếu đi xe ô tô khách thì các bạn sang Gia Lâm bắt xe đi Uông Bí, sau đó xuống cổng khu du lịch sẽ có xe bus của ban quản lý đưa tới chân núi Yên Tử). Dưới đây là thông tin cho các bạn đi xe máy:

     Đường đi Yên Tử không phức tạp, nhưng với những người không thông thuộc tuyến Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải Phòng rất dễ nhầm đường. Mình chụp lại bản đồ để mọi người biết cụ thể hướng đi:

- Lối đi 1: Hướng Hà Nội – Uông bí (Quảng Ninh)

     Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh rồi hỏi đường chạy ra quốc lộ 18 hoặc đi theo quốc lộ 1A (như dưới hình), tới đoạn giao giữa QL 1A và Ql 18 thì chạy dọc theo Ql 18.

ĐƯờng lên Yên Tử
ĐƯờng lên Yên Tử

     Đoạn đường từ Hà Nội tới quốc lộ 18 có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn lấy một hướng đi thuận tiện nhất

Quốc lộ 18 đi Yên Tử
Quốc lộ 18 đi Yên Tử

      Chạy dọc theo quốc lộ 18, tới đền Trình Yên Tử bạn có thể dừng ở đây thắp hương, đổ xăng (cây xăng ngay gần đấy) hoặc đi lên núi luôn.

     Đi theo hướng này tổng chiều dài khoảng 119k, khoảng 2h30′ chạy xe máy. Lối này cũng không khó đi, bạn chỉ cần chú ý đoạn giao quốc lộ 1A và quốc lộ 18.

- Lối đi 2: Hướng Hà Nội – Hải Phòng

Bạn đi theo đường 5: Bạn dọc theo quốc lộ 5, tới Quán Toan – Hải Phòng thì chú theo bản đồ đây.

Hà Nội - Yên Tử: Quốc lộ 5 qua Hải Phòng
Hà Nội - Yên Tử: Quốc lộ 5 qua Hải Phòng

Từ Hà Nội dọc theo quốc lộ 5, tới km 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã tới khu vực Quán Toan

Du lịch Yên Tử
Du lịch Yên Tử

Từ đoạn km14 QL5 Quán Toan bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền

Km 14 QL5 Quán Toan - cầu Kiền
Km 14 QL5 Quán Toan - cầu Kiền

Từ cầu Kiền dọc theo QL10 đến đoạn QL18 rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Đối diện đền Trình là đường Yên Tử. Tới đây cứ đi thẳng khoảng 10km đường đèo là đến chân núi. Đường đèo cũng khá quanh co, đừng phóng quá nhanh, đi chậm khoảng 80 – 90km là được rồi (nên đi khoảng 40km thôi). Nếu bạn đi lễ, trước khi lên Yên Tử bạn nên ghé qua đền Trình. (Từ cầu Kiền đến chân núi Yên Tử khoảng 32km). Đói bạn có thể ăn nhẹ ở đoạn QL 18, ở đấy có quán ăn nhẹ như cơm rang, phở bò… hoặc đi sâu vào gần chân Yên Tử có chợ Yên Tử cũng bán đồ ăn.

Những thứ cần chuẩn bị kỹ lưỡng khi đi du lịch Yên Tử - Tuần Châu

     Rảnh ngồi lật lại xem mấy bức ảnh chụp trong chuyến  đi du lịch Yên Tử hôm 24/12/2014 (âm lịch),mới nhớ là lần đó mình đi du lịch mà trong đầu còn rất nhiều lo lắng trước khi đi, tìm đường trên internet thì chưa có ai hướng dẫn cụ thể. Mới đi lần đầu vừa đi vừa hỏi đường khá mất thời gian, tiện có ảnh mình viết một bài hướng dẫn cho những người chưa từng đi du lịch Yên Tử bao giờ hoặc những bạn ở xa. Các bạn cần chuẩn bị gì, đi ra sao, có khó khăn gì mình sẽ chia sẻ dưới đây.


Chuẩn bị cho chuyến du lịch Yên Tử
Chuẩn bị cho chuyến du lịch Yên Tử

Du lịch Yên Tử cần chuẩn bị gì? Mình đã đi và xin đúc kết lại:

       Nếu nhà bạn cách Yên Tử không xa chỉ khoảng 150km trở lại thì nên đi tour du lịch Yên Tử - Tuần Châu trong một ngày, đồ đạc chuẩn bị:

- Tiền: đừng mang thẻ ATM, mang tiền mặt đi! Nếu chỉ đi và mua những đồ dụng linh tinh, đi cáp treo nữa thì mang dưới 1.000.000đ là đủ (mình đi Yên Tử mất chưa đến 100.000đ, mình mua đồ ăn, nước uống, gửi xe, đổ xăng… tất cả hết 99k, nhà mình cách đấy 50km)

- Giày leo núi (nếu có): tốt nhất là nên có một đôi giày leo núi, đường leo Yên Tử hầu hết là bậc thang đá rất đẹp và sạch sẽ nhưng đường dài sẽ dẫn đến đau chân (6km). Nếu bạn đi giày “cao gót” hoặc giày búp bê thì chắc chắn đi chưa được nửa đường thì một là giày bạn hỏng, hai là chân bạn hỏng. Không có giày leo núi thì đi giày thể thao, giày đi bộ… đi gì thì đi, đảm bảo nó ”nâng niu được bàn chân Việt”, độ bám tốt là ok.

- Balô: một cái balo nhỏ, gọn nhẹ để đựng mấy thứ “nhỏ, gọn, nhẹ” khác thôi. Nếu đi đông, nên chia đều mỗi người mang 1 chiếc.

- Quần áo: trang phục gọn nhẹ tối đa

* Mùa đông: nên mặc những chiếc áo khoác thể thao chất ấm, không thấm mồ hôi và quan trọng nhất nó vẫn phải nhẹ để lúc nóng cởi ra tiện cầm hoặc cất vào balô. Khi leo lên được một đoạn thấm mệt, nếu chiếc áo của bạn nặng và thấm mồ hôi, bạn sẽ được vác thêm 1-2kg trên người – MỆT… LẮM…

      Giải pháp tốt nhất (nếu trời quá lạnh): bạn mặc áo khoác ấm bình thường, nhưng mang theo 1 chiếc áo khoác mỏng nữa, tới chân núi gửi hành lý rồi leo với chiếc áo mỏng thôi. Đừng mặc jean, đừng mặc đồ skinny (nếu mặc nên mặc loại co giãn thoải mái), tốt nhất vẫn là quần áo thể thao, không thấm mồ hôi.

* Mùa hè: gọn – nhẹ! Đừng sexy quá các bạn nữ nhé – đây là nơi linh thiêng, tốt nhất nên mặc lịch sự.

- Nước: bạn chắc chắn cần nước, mồ hôi của bạn sẽ nhễ nhại khi leo và đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng nước lớn đấy. Một người uống chỉ cần khoảng 1 lít là đủ. Nên chia nhỏ chai nước ra nếu đi đông người, dễ cầm, không tốn diện tích. Nếu có khoáng mặn thì quá tuyệt, nó sẽ giúp bổ sung lại lượng khoáng chất vừa mất, tỉnh táo và khỏe mạnh như thuốc tăng lực (Quảng Ninh là nơi sản xuất nước khoáng mặn)

- Đồ ăn: mang đồ ăn nhẹ thôi. Mình chọn bánh mỳ và giò, hoặc xôi và giò… đại loại một thứ gì đấy ăn lót dạ vào buổi trưa. Vào mùa lễ hội dọc đường ngươi dân có bán, nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy người ta ít bán hoặc nghỉ bán rồi. Như thế vừa tiện, vừa ngon và vừa không đắt. (Trứng 15k/quả, bò húc 25k/lon)

- Gậy (không có cũng được): kiếm một cái gậy để lúc xuống dùng, có gậy sẽ giúp bạn đỡ đau đầu gối và cổ chân hơn.

- Máy ảnh, điện thoại: Cảnh Yên Tử thì bạn nghe Mỹ Linh hát rồi đấy “Mênh mênh mang mang phù vân Yên Tự ự ự ự” – đẹp và cổ kính. Đứng trên Yên Tử bạn có thể phóng tầm mắt ra xa hàng chục km, xung quanh là những dãy núi liền kề nhấp nhô… đẹp khó tả.

      Sóng điện thoại: Ở trên đỉnh núi (Chùa Đồng) bạn vẫn có thể up ảnh facebook bình thường. Ngày lễ còn có cả một xe cột sóng di động ở chân núi nữa nên bạn cứ yên tâm về sóng nhé!

     Trên đây là những thứ cơ bản cần chuẩn bị, ngoài ra thì bạn có thể mang thêm một số thứ linh tinh nữa như áo mưa (mình chưa gặp mưa to bao giờ) hoặc sổ, bút sách nếu cần ghi chép gì. Nói chung là bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang vác cồng kềnh, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước – nhưng cũng đừng quên mang những thứ đó. Nếu nhà bạn ở xa thì đơn giản hơn rồi, mang thêm tiền và một bộ quần áo rồi thuê nhà nghỉ ở dưới chân núi. Dưới chân núi có nhà nghỉ, nhà hàng đủ cả. Nếu thích ngủ lều thì cũng khá hợp lý, ở chân núi không gian khá rộng và yên tĩnh.

Yên Tử là khu du lịch tâm linh thu hút lượng khách du lịch lớn nhất Việt Nam. Nếu chưa đến thì bạn nên đến 1 lần để sau này không phải nuối tiếc. Chúc các bạn có những chuyến du lịch Yên Tử lý thú nhất.
Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ : 04 39352812 để được hỗ trợ.